FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

NOT THE BEST, BUT THE ONLY! --- KHÔNG TỐT NHẤT NHƯNG DUY NHẤT! --- XẤU MÀ LÀM CHUYỆN ĐỂ Ý!

Top posting users this week

No user

Latest topics

» ĐĨA NGHE CD
by huutho12 3/8/2015, 12:02

» Giáo trình môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
by huutho12 3/8/2015, 12:00

» Bài giảng Đường Lối CM ĐCSVN
by huutho12 3/8/2015, 11:56

» hahuelanhuong
by Khách viếng thăm 1/3/2015, 20:01

» Vật Lí Đại cương 1 Chương 1: Cơ-Nhiệt
by huutho12 27/3/2014, 19:15

» Toiec 1 DLU Đại học Lạc Hồng full mp3 và ebook
by huutho12 27/3/2014, 18:24

» Hiểu gì đây
by huutho12 20/12/2013, 11:43

» EM ĐỒNG Ý LẤY ANH CHỨ
by huutho12 20/12/2013, 11:29

» Văn 2013 Iu Zu
by huutho12 7/10/2013, 00:11

» Lời bài hát ANH GIỜ NƠI ĐÂY EM NƠI ĐÂU sáng tác :NGÔ HUY ĐỒNG
by huutho12 1/9/2013, 11:08

» Hãy cười lên, bạn nhé!
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 1) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 2) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 3) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» Tập sách: honey, I love you Bài: The Beauty of love Vẻ đẹp của tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» ¤ Đã quyết yêu nhau ...thì không bao giờ nản... ¤ Dù nhiều thứ ngăn cản ...vẫn cố gắng đến với nhau... ... Biết... ¤ Tim rất đau sau mỗi lần ... Giận dỗi... ¤ Vẫn... Hi vọng... ¤ Mưa gió qua rồi ... Nắng sẽ lại lên thôi !
by huutho12 1/9/2013, 11:04

» Love Songs (Tuyển Tập Những Tình Khúc Bất Hủ) ca sĩ V.A trình bày thuộc thể loại Âu, Mỹ
by huutho12 17/6/2013, 21:32

» Nhật kí của sinh viên FPT
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
by phuongay 25/5/2013, 12:39

Top posting users this month

No user

Most active topic starters


    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 35 - 36

    huutho12
    huutho12
    Admin


    Tổng số bài gửi : 745
    Đồng VN : 24188
    Cảm ơn : 2
    Join date : 22/05/2012
    Age : 29
    Đến từ : ĐỒNG NAI

    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 35 - 36 Empty Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 35 - 36

    Bài gửi  huutho12 5/8/2012, 09:26

    BÀI 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
    1-Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
    a/ Thuận lợi:
    -Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB => thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển
    -Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.
    -Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.
    -Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).
    -Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…
    -Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.
    -Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
    -Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…
    - Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó
    -Cơ sở vật chất kỹ thuât: có đường sắt Thống Nhất, QL 1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.
    b/ Khó khăn:
    -Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…
    -Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
    -Mức sống của người dân còn thấp.
    -Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.
    -Mạng lưới CN còn mỏng.
    -GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

    2-Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BẮc Trung Bộ ?
    -Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hóa chế độ nước của các sông.
    -Việc phát triển mô hình nông – lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lý tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển cơ sở kinh tế ở vùng trung du.
    -Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát nhảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

    3-Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh và Huế.
    -Thanh Hóa : Cơ khí, sản xuất giấy, xenlulô và chế biến nông sản.
    -Vinh : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản.
    -Huế : Cơ khí, dệt, may và chế biến nông sản.

    4-Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặc quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng ?
    Đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. Cùng với phát triển giao thông Đông – Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để tăng cường giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khảu quốc tế quan trọng. Quốc lộ 1 được nâng cấp, hiện đại hóa, đặc biệt là việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân đã làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển Bắc – Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng. Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Án, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển. Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.



    BÀI 36.VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
    1-Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ .
    a/ Thuận lợi:
    -Vị trí địa lý: tiếp giáp: BTB, Tây Nguyên, ĐNB, biển Đông=>Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực
    -Lãnh thổ hẹp, phía Tây là sườn đông của Trường Sơn Nam, phía Đông là biển Đông, phía Bắc có dãy Bạch Mã làm ranh giới với BTB, phía Nam là ĐNB. Các nhánh núi ăn ra biển tạo nên hàng loạt các bán đảo, vịnh biển và nhiều bãi biển đẹp tạo cho vùng có nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.
    -Các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính; đồng bằng màu mỡ nổi tiếng là đồng bằng Tuy Hòa. Vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi bò, cừu, dê.
    -Mang tính chất khí hậu của Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
    -Tiềm năng thuỷ điện không lớn nhưng vẫn có thể xây dựng các nhà máy có công suất trung bình và nhỏ.
    -Diện tích rừng hơn 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng của vùng là 38,9%, nhưng có đến 97% là rừng gỗ, chỉ có 2,4% là rừng tre nứa. Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
    -Khoáng sản không nhiều, chủ yếu các loại VLXD, các mỏ cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa cực NTB.
    -Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. Ở đây có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
    -Có nhiều đô thị và các cụm công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút đầu tư nước ngoài: Dung Quất, Chu Lai…đang thu hút đầu tư nước ngoài.
    b/Hạn chế:
    - Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới.
    - Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…
    - Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh. Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp.
    -Cơ sở năng lượng còn nhỏ bé, GTVT còn kém.

    2-Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào ? Khả năng giải quyết vấn đề này.
    -Đảm bảo thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu mùa vụ thích hợp vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai.
    -Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
    -Trồng nhiều hoa màu lương thực.
    -Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm.
    -Đồng cỏ nhiều thuận tiện phát triển đàn trâu, bò, dê, cừu.
    -Đẩy mạnh việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
    -Tăng thêm khẩu phần cá và thủy sản trong cơ cấu bữa ăn.

    3-Dựa vào bản đồ Công nghiệp chung và hình 49, hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.
    a/ Các nguồn TNTN:
    -Có nhiều loại khoáng sản: VLXD, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, than ở Nông Sơn, dầu khí đã được ở thềm lục địa cực NTB.
    -Tiềm năng thủy điện có thế xây dựng các nhà máy công suất trung bình và nhỏ.
    -Có nhiều nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện phát triển CN chế biến.
    -CSHT: có đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 chạy dọc từ Bắc tới Nam, 1 số cảng biển, sân bay quan trọng…
    -Nguồn nhân lực khá dồi dào.
    -Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.
    b/ Hiện trạng phát triển và phân bố:
    - Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết => công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, VLXD, hóa dầu.
    - Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
    *Hạn chế: cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù đang được giải quyết như: sử dụng điện từ đường dây 500 kv, xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình: thuỷ điện sông Hinh (Phú Yên), Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Quảng Nam), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này.
    -Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngày càng phát triển.

    4-Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng ?
    -QL 1, đường sắt Bắc-Nam được nâng cấp, hiện đại hoá làm tăng khả năng vận chuyển Bắc-Nam.
    -Giao thông Đông-Tây góp phần giao thương các nước láng giềng kể cả lên Tây Nguyên.
    -Một số cảng nước sâu đang được xây dựng: Dung Quất, Đà Nẵng…
    -Hệ thống sân bay được khôi phục, hiện đại: Đà Nẵng, Nha Trang…
    Việc đẩy phát triển CSHT GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển KT-XH của vùng:
    -Cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
    -Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
    -Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế mở…


      Hôm nay: 15/5/2024, 17:56