FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

NOT THE BEST, BUT THE ONLY! --- KHÔNG TỐT NHẤT NHƯNG DUY NHẤT! --- XẤU MÀ LÀM CHUYỆN ĐỂ Ý!

Top posting users this week

No user

Latest topics

» ĐĨA NGHE CD
by huutho12 3/8/2015, 12:02

» Giáo trình môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
by huutho12 3/8/2015, 12:00

» Bài giảng Đường Lối CM ĐCSVN
by huutho12 3/8/2015, 11:56

» hahuelanhuong
by Khách viếng thăm 1/3/2015, 20:01

» Vật Lí Đại cương 1 Chương 1: Cơ-Nhiệt
by huutho12 27/3/2014, 19:15

» Toiec 1 DLU Đại học Lạc Hồng full mp3 và ebook
by huutho12 27/3/2014, 18:24

» Hiểu gì đây
by huutho12 20/12/2013, 11:43

» EM ĐỒNG Ý LẤY ANH CHỨ
by huutho12 20/12/2013, 11:29

» Văn 2013 Iu Zu
by huutho12 7/10/2013, 00:11

» Lời bài hát ANH GIỜ NƠI ĐÂY EM NƠI ĐÂU sáng tác :NGÔ HUY ĐỒNG
by huutho12 1/9/2013, 11:08

» Hãy cười lên, bạn nhé!
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 1) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 2) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 3) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» Tập sách: honey, I love you Bài: The Beauty of love Vẻ đẹp của tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» ¤ Đã quyết yêu nhau ...thì không bao giờ nản... ¤ Dù nhiều thứ ngăn cản ...vẫn cố gắng đến với nhau... ... Biết... ¤ Tim rất đau sau mỗi lần ... Giận dỗi... ¤ Vẫn... Hi vọng... ¤ Mưa gió qua rồi ... Nắng sẽ lại lên thôi !
by huutho12 1/9/2013, 11:04

» Love Songs (Tuyển Tập Những Tình Khúc Bất Hủ) ca sĩ V.A trình bày thuộc thể loại Âu, Mỹ
by huutho12 17/6/2013, 21:32

» Nhật kí của sinh viên FPT
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
by phuongay 25/5/2013, 12:39

Top posting users this month

No user

Most active topic starters


    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 37 - 39

    huutho12
    huutho12
    Admin


    Tổng số bài gửi : 745
    Đồng VN : 24178
    Cảm ơn : 2
    Join date : 22/05/2012
    Age : 29
    Đến từ : ĐỒNG NAI

    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 37 - 39   Empty Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 37 - 39

    Bài gửi  huutho12 5/8/2012, 09:26



    BÀI 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
    1-Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên ?
    a/ Thuận lợi
    *Tự nhiên:
    -Là vùng duy nhất không giáp biển, nằm sát Duyên hải NTB, lại giáp Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia nên vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng & xây dựng kinh tế.
    -Là nơi có nhiều đất đỏ badan với tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố thành những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
    -Khí hậu cận xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Lên cao 400-500m khí hậu khô nóng, độ cao 1000m lại mát mẽ có thể trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới & cận nhiệt.
    -Thuỷ năng khá lớn trên sông Đồng Nai, Xê Xan, Xrêpôk…
    -Vùng có nhiều đồng cỏ có thế chăn nuôi gia súc lớn.
    -Diện tích rừng & trữ lượng gỗ đứng đầu cả nước, chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thế khai thác được trong cả nước. Rừng có nhiều loại gỗ, chim, thú quý.
    -Có nhiều tiềm năng về du lịch.
    -Khoáng sản giàu bô xít, trữ lượng hàng tỷ tấn.
    *KT-XH:
    -Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, có truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất độc đáo
    -Được Đảng & Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển…
    -Cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được đầu tư tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
    b/ Khó khăn:
    *Tự nhiên:
    -Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp nên việc làm thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém.
    -Nghèo khoáng sản.
    *KT-XH:
    -Thiếu lao động lành nghề.
    -Mức sống người dân thấp, giáo dục, y tế chậm phát triển.
    -CSHT kém phát triển nhất là GTVT, các TTCN quy mô nhỏ.

    2-Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên và kinh tế - xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cây cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
    a/ Thuận lợi:
    -Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
    -Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khô nóng thích hợp cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cây cafe.
    -Người dân có kinh nghiệm trồng cafe.
    -Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển & thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
    -CN chế biến & mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng.
    -Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu.
    b/ Khó khăn:
    -Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.
    -Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.
    -Thiếu lao động có tay nghề.
    -CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.
    *Các vùng chuyên canh cây cafe:
    Cafe chiếm 4/5 diện tích trồng cafe cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện tích cafe lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cafe Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.
    Cafe chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
    Cafe vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.
    *Biện pháp ổn định:
    -Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần phát triển vốn rừng.
    -Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.
    -Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.
    -Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.
    -Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng khác đến.
    -Mở rộng thị trường xuất khẩu cafe

    3-Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sực chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng ?
    -Đứng đầu cả nước về diện tích rừng, chiếm 36% diện tích đất có rừng & 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Độ che phủ rừng là 60%.
    -Có nhiều loại gỗ quý, chim thú có giá trị: cẩm lai. sến,trắc…voi, bò tót, tê giác…
    -Sản lượng khai thác có giảm, đầu thập kỷ 90 khai thác trung bình 600.000-700.000 m3, đến nay còn 200.000-300.000 m3/năm.
    -Nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút lớp phủ thực vật, môi trường sống bị đe doạ, mực nước ngầm hạ thấp, đất đai dễ bị xói mòn…
    -Cần có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lý đi đôi với tu bổ, trồng rừng mới, đẩy mạnh giao đất giao rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, tăng cường chế biến gỗ…

    4-Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
    Tiềm năng về thuỷ điện của Tây Nguyên chỉ đứng sau TD-MN Bắc Bộ.
    -Trước đây đã xây dựng thuỷ điện Đa Nhim(160 MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai). Đrây-Hơlinh(12 MW) trên sông Xrê-pôk.
    -Gần đây đã xây dựng hàng loạt các nhà máy thuỷ điện:
    +Yaly trên sông Xêxan (720 MW).Dự kiến xây dựng Xêxan 3, Xêxan 4, Plây-krông…tổng công suất 1.500 MW.
    +Trên sông Xrê-pôk, lớn nhất là thuỷ điện Buôn kuôp (280 MW), Xrê-pôk 3, Xrê-pôk 4…
    +Trên sông Đồng Nai đang xây dựng thuỷ điện Đại Ninh (300.000kw), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4…
    *Việc xây dựng các công trình thuỷ điện tạo thuận lợi phát triển ngành khai thác & chế biến bột nhôm từ nguồn bô-xít. Ngoài ra các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, nuôi trồng thuỷ sản & du lịch.

    BÀI 39. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
    1-Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
    a/ Vị trí địa lý:
    -Nằm liền kề ĐBSCL, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải NTB.
    -Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.
    b/ ĐKTN & TNTN:
    -Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng-nối tiếp vùng Nam Tây Nguyên, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương
    => thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
    -Khí hậu cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, café, đỗ tương, thuốc lá, cây ăn quả…
    -Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản.
    -Vùng nằm gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận-Bình Thuận-BR-VT, Cà Mau-Kiên Giang=>có điều kiện xây dựng các cảng cá, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
    -Rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dựng cho tp.HCM và ĐBSCL, nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản=> Nam Cát Tiên, Cần Giờ
    -Khoáng sản: dầu, khí trữ lượng lớn ở thềm lục địa Vũng Tàu; đất sét, cao lanh cho CN VLXD, gốm, sứ ở Đồng Nai, Bình Dương.
    c/ ĐKKT-XH:
    -Lực lượng lao động lành nghề, có chuyên cao; nguồn lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường
    -Có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng… phát triển hơn các vùng khác.
    -Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp.HCM-ĐN-BD-VT, đặc biệt quan trọng tp.HCM là TTCN, GTVT, DV lớn nhất nước. Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
    -Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.

    2-Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.
    *KTLTTCS: là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
    * Công nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước), nổi bật: CN điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm…
    *Một số phương hướng chính:
    *Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:
    -Xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thuỷ điện Thác Mơ trên sông Bé (150MW), Cần Đơn trên sông Bé…
    -Đường dây 500 kv từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp.HCM) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
    -Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức trong đó Trung tâm điện lực Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế là 4.000MW.
    -Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.
    *Nâng cao, hoàn thiện CSHT, nhất là GTVT-TTLL.
    *Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai. Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.

    3-Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.
    -Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Saigon (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước) được thực thi sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Saigon và sông Vàm Cỏ Tây, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.

    4-Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
    - Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển : khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết ván đề ô nhiễm môi trường trong quá trình hai thác, vạn chuyển và chế biến dầu mỏ.


      Hôm nay: 13/5/2024, 09:47