FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

NOT THE BEST, BUT THE ONLY! --- KHÔNG TỐT NHẤT NHƯNG DUY NHẤT! --- XẤU MÀ LÀM CHUYỆN ĐỂ Ý!

Top posting users this week

No user

Latest topics

» ĐĨA NGHE CD
by huutho12 3/8/2015, 12:02

» Giáo trình môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
by huutho12 3/8/2015, 12:00

» Bài giảng Đường Lối CM ĐCSVN
by huutho12 3/8/2015, 11:56

» hahuelanhuong
by Khách viếng thăm 1/3/2015, 20:01

» Vật Lí Đại cương 1 Chương 1: Cơ-Nhiệt
by huutho12 27/3/2014, 19:15

» Toiec 1 DLU Đại học Lạc Hồng full mp3 và ebook
by huutho12 27/3/2014, 18:24

» Hiểu gì đây
by huutho12 20/12/2013, 11:43

» EM ĐỒNG Ý LẤY ANH CHỨ
by huutho12 20/12/2013, 11:29

» Văn 2013 Iu Zu
by huutho12 7/10/2013, 00:11

» Lời bài hát ANH GIỜ NƠI ĐÂY EM NƠI ĐÂU sáng tác :NGÔ HUY ĐỒNG
by huutho12 1/9/2013, 11:08

» Hãy cười lên, bạn nhé!
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 1) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 2) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 3) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» Tập sách: honey, I love you Bài: The Beauty of love Vẻ đẹp của tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» ¤ Đã quyết yêu nhau ...thì không bao giờ nản... ¤ Dù nhiều thứ ngăn cản ...vẫn cố gắng đến với nhau... ... Biết... ¤ Tim rất đau sau mỗi lần ... Giận dỗi... ¤ Vẫn... Hi vọng... ¤ Mưa gió qua rồi ... Nắng sẽ lại lên thôi !
by huutho12 1/9/2013, 11:04

» Love Songs (Tuyển Tập Những Tình Khúc Bất Hủ) ca sĩ V.A trình bày thuộc thể loại Âu, Mỹ
by huutho12 17/6/2013, 21:32

» Nhật kí của sinh viên FPT
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
by phuongay 25/5/2013, 12:39

Top posting users this month

No user

Most active topic starters


    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 41 - 42 - 43

    huutho12
    huutho12
    Admin


    Tổng số bài gửi : 745
    Đồng VN : 24178
    Cảm ơn : 2
    Join date : 22/05/2012
    Age : 29
    Đến từ : ĐỒNG NAI

    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 41 - 42 - 43  Empty Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 41 - 42 - 43

    Bài gửi  huutho12 5/8/2012, 09:28

    BÀI 41. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    1-Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
    -Tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nông nghiệp đa dạng nhưng việc sử dụng không phải dễ dàng, mà cần sự đầu tư lớn, để cải tạo và hạn chế những khó khăn do thiên nhiên mang lại.
    2-Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    a/ Thế mạnh: là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước.
    -Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:
    +Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.
    +Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở ĐTM, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
    +Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan => thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước…
    +Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể.
    -Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gây ra, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.
    -Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
    -Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá. Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54% trữ lượng cá biển cả nước.
    -Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở Kiên Giang, An Giang. Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu đã được khai thác.
    b/ Khó khăn:
    -Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn.
    -Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
    -Thiên tai lũ lụt thường xảy ra.
    -Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển KT-XH.

    3-Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào ? Tại sao ?
    Các vấn đề cần giải quyết để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    a/ Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên:
    -Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn.
    -Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.
    -Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
    -Sự xuống cấp của TNTN, môi trường do sự khai thác quá mức của con người và hậu quả của chiến tranh.
    -Rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Rừng đã bị hủy hoại nhiều trong chiến tranh, hiện đang bị khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn.
    b/ Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù:
    -Vùng thượng châu thổ: ngập sâu trong mùa lũ, đất bốc phèn trong mùa khô, thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thủy lợi thóat lũ, thau phèn. Phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, quy hoạch các khu dân cư.
    -Vùng đất phù sa ngọt: nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp, các đô thị. Cần tránh gây sức ép lên môi trường, chống suy thoái môi trường.
    -Vùng hạ châu thổ: thường xuyên chịu tác động của biển, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Cần làm thủy lợi để rửa mặn, ngăn mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.


    BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG
    VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
    1-Tại sao nói : Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai.
    -Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển: khai thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển, du lịch.
    -Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được.
    -Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
    -Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền.
    -Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kỳ mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa.

    2-Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn ?
    -Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
    -Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
    -Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới.

    3-Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu.
    *Hoạt động khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo bao gồm rất nhiều nội dung, tiêu biểu trong đó là hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo. Để đẩy mạnh khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, cần tập trung một số khía cạnh sau:
    -Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
    -Ngăn chặn các cách đánh bắt làm tổn hại đến nguồn lợi.
    -Đấu tranh chống tàu nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta để khai thác hải sản.
    -Khai thác hợp lý nguồn lợi yến sào trên các đảo đá.


    BÀI 43. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
    1-Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ?
    - Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta được nghiên cứu và hình thành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Các vùng này hội tụ hàng loạt thế mạnh về vị trí dịa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội nằm trở thành động lực thúc đảy sự phát triển kinh tế của cả nước.

    2-Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
    Thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểmở nước ta.

    Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 41 - 42 - 43  Chcb6
    3-Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.
    a-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
    Vùng này có diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 13,7 triệu người, năm 2006 (16,3 % số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố, chủ yếu thuộc Đồng bằng sông Hồng.
    Ở đây hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
    -Trong vùng có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng, Cái Lân.
    -Một trong những tiềm năng nổi bật của vùng là nguồn lao động với số lượng lớn, chát lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, đây còn là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ có lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.
    -Để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế.
    -Về công nghiệp, đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngafnhc ó hàm lượng kỹ thuật cao.
    b-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    Vùng này có diện tích gần 28 nghìn km2 (8,5 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 6,3 triệu người, năm 2006 (7,4 % số dân cả nước), bao gồm 5 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên đến Bình Định.
    Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, mặc dù việc khai thác hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng.
    -Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng giao thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
    -Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    -Trên lãnh thổ của vùng nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường; phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.
    c-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Vùng này có diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 15,2 triệu người, năm 2006 (18,1 % số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố, chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.
    -Đây là khu vực bẩn lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
    -Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cũng như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ. Hơn nữa, vùng này tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng trong cả nước. Về cơ bản, các thế mạnh đó đã và đang được khai thác mạnh mẽ và được minh chứng thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể của vùng.
    -Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiêp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước. Cùng với công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch,…cho tương xứng với vị thế của vùng.


      Hôm nay: 13/5/2024, 17:49