FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

NOT THE BEST, BUT THE ONLY! --- KHÔNG TỐT NHẤT NHƯNG DUY NHẤT! --- XẤU MÀ LÀM CHUYỆN ĐỂ Ý!

Top posting users this week

No user

Latest topics

» ĐĨA NGHE CD
by huutho12 3/8/2015, 12:02

» Giáo trình môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
by huutho12 3/8/2015, 12:00

» Bài giảng Đường Lối CM ĐCSVN
by huutho12 3/8/2015, 11:56

» hahuelanhuong
by Khách viếng thăm 1/3/2015, 20:01

» Vật Lí Đại cương 1 Chương 1: Cơ-Nhiệt
by huutho12 27/3/2014, 19:15

» Toiec 1 DLU Đại học Lạc Hồng full mp3 và ebook
by huutho12 27/3/2014, 18:24

» Hiểu gì đây
by huutho12 20/12/2013, 11:43

» EM ĐỒNG Ý LẤY ANH CHỨ
by huutho12 20/12/2013, 11:29

» Văn 2013 Iu Zu
by huutho12 7/10/2013, 00:11

» Lời bài hát ANH GIỜ NƠI ĐÂY EM NƠI ĐÂU sáng tác :NGÔ HUY ĐỒNG
by huutho12 1/9/2013, 11:08

» Hãy cười lên, bạn nhé!
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 1) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 2) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 3) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» Tập sách: honey, I love you Bài: The Beauty of love Vẻ đẹp của tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» ¤ Đã quyết yêu nhau ...thì không bao giờ nản... ¤ Dù nhiều thứ ngăn cản ...vẫn cố gắng đến với nhau... ... Biết... ¤ Tim rất đau sau mỗi lần ... Giận dỗi... ¤ Vẫn... Hi vọng... ¤ Mưa gió qua rồi ... Nắng sẽ lại lên thôi !
by huutho12 1/9/2013, 11:04

» Love Songs (Tuyển Tập Những Tình Khúc Bất Hủ) ca sĩ V.A trình bày thuộc thể loại Âu, Mỹ
by huutho12 17/6/2013, 21:32

» Nhật kí của sinh viên FPT
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
by phuongay 25/5/2013, 12:39

Top posting users this month

No user

Most active topic starters


    BÀI 15: VỢ NHẶT (Kim Lân)

    huutho12
    huutho12
    Admin


    Tổng số bài gửi : 745
    Đồng VN : 24143
    Cảm ơn : 2
    Join date : 22/05/2012
    Age : 29
    Đến từ : ĐỒNG NAI

    BÀI 15: VỢ NHẶT (Kim Lân) Empty BÀI 15: VỢ NHẶT (Kim Lân)

    Bài gửi  huutho12 28/9/2012, 18:06

    Bài 15 : VỢ NHẶT
    (Kim Lân)
    I.Kiến thức cơ bản
    Câu 1: Nêu những nét chính về tác giả Kim Lân?
    - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
    - Quê: làng Phù L*ưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    - Giải thư*ởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
    - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
    - Lim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông th*ường là khung cảnh nông thôn, hình tư*ợng ngư*ời nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "ngư*ời", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
    Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt?
    - Năm ất dậu, 1945 người Việt nam lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử. Hơn hai triệu người chết đói. Xúc động và thấm thía trước cảnh ngộ này nhà văn KL đã sáng tác truyện ngắn xuất sắc VN
    - VN có tiền thân là tiểu thuyết xóm ngụ cư được viết ngay sau cách mạng tháng tám thành công. Bối cảnh câu chuyện là nạn đói năm 1945. Tuy nhiên tiểu thuyết xóm ngụ cư chưa được hoàn thành vì bản thảo bị mất trong kháng chiến chống thực dân pháp . Sau hòa bình lập lại tác giả đã dựa vào một phần cốt truyện để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được in trong tập truyện con chó xấu xí ,xuất bản năm 1962
    Câu 3: Tóm tắt truyện ngắn VN?
    Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm VN ?
    - Hai chữ “vợ nhặt” đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là “nhặt được vợ”.
    - Chỉ riêng hai chữ “vợ nhặt” cũng đã nói lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của Tràng và cả của người đàn bà xa lạ nữa. Đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ như người ta nhặt được cái rơm, cái rác vứt ven đường. Cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ rúng đến như vậy. Tình cảnh anh Trµng nhặt được vợ đã phơi bµy tình cảnh thê thảm vµ thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm l945.
    -> Như* vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của ngư*ời dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự c*ưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh h*ướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con ng*ười trong cảnh khốn cùng.
    Câu 5: Nêu tình huống trong truyện ngắn VN?
    Tràng nhặt được vợ giữa nạn đúi khủng khiếp năm 1945 đây là một chuyện lạ làm cho:
    - Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng vời một người đàn bà lạ về nhà (có vợ theo không) vì:
    + Người như Trµng mµ lấy được vợ (một anh nhà nghèo xấu trai, lại là dân ngụ cư).
    + Thời buổi đói khát này, người như Tràng, đến nuôi thân còn chẳng xong mà còn dám lấy vợ.
    Nhưng khốn nỗi, nếu không gặp cảnh đói khát khủng khiếp như thế thì ai mà thèm lấy Tràng. Đau xót ở chỗ, đầy là “vợ nhặt” có cần ăn hỏi, cheo cưới gì đâu. Đói khát như thế, mọi việc đều có thể bỏ qua, cho nên Tràng mới lấy được vợ.
    ->Trong tình cảnh như vậy, việc Tràng lấy được vợ, thậm chí có vợ theo, là một chuyện lạ, nên ai cũng ngạc nhiên. Cả người lớn lẩn trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên.
    - Bà cụ Tứ (mẹ Tràng) ngạc nhiên.
    - Và ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên nữa: “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ. như không phải thế. Ra hắn đâu có vợ rồi đấy ư?”
    =>Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo tình huống này được gợi ra ngay từ cái nhan đề của tác phẩm: Vợ nhặt. Như trên đã nói, trong tình cảnh đói khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy đường, bản thân Tràng cùng đang trong cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng nhiên lại lấy được vợ, lại có vợ theo không về.Tình huống vừa lạ, vừa hết sức éo le nói trên là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật qua tình huống độc đáo này, chủ đề của tác phẩm được bộc lộ.
    Câu 6: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩmVN?
    - ND: Truyện ngắn VN của KL không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ : ngay trên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
    - NT: Cách kể chuyện hấp dẫn, t¹o t×nh huèng truyÖn ®éc ®¸o, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc đối thoại sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế , sử dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị tự nhiên .
    Câu 7: Nêu ý nghĩa đoạn kết trong tác phẩm VN ?
    Đoạn kết của truyện ngắn Vợ nhặt có ý nghĩa. quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Truyện được khép lại bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc Tràng. Những hình ảnh này đối lập vời những hình ảnh thê thảm về cuộc sống của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, được tác giả miêu tả ở phần đầu của thiên truyện -> Cái kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hường tích cực của tác phẩm: Khi bị đẩy vào tình huống đói khổ cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn học Việt Nam từ l945 đến l975.
    II. PHâN TíCH
    1. Nhân vật Tràng
    a. MB: ( hs tập viết)
    b. TB: (các ý chính cần đạt)
    * Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình, bỗng nhiên nhặt được vợ-> Trµng "nhÆt" ®ư*ợc vợ trong hoàn cảnh đói khát
    * Tâm trạng :
    - Lúc đầu khi có ý định đưa người đàn bà xa lạ về nhà không phải Tràng không có chút phân vân do dự, lo lắng " mới đầu đèo bòng" nhưng sau một thoáng do dự hắn đã tặc lưỡi một cái "Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng không phải là sự liều lĩnh mà là một sự c*ưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn như*ng chứa đựng nhiều tình th*ương của con ng*ười trong cảnh khốn cùng ->Tất cả biến đổi từ giây phút ấy.
    - Trên đ* ường về xóm ngụ c*ư
    + Tràng không cúi xuống lầm lũi nh*ư mọi ngày "mặt hắn có gì phớn phở", hắn tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh." Trước con mắt tò mò của người dân xóm ngụ cư , người đàn bà càng thêm ngượng nghịu còn Tràng " cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình" => Tràng rất vui và cảm thấy hạnh phúc, một niềm vui mộc mạc của anh làm thuê vụng về lần đầu gặp chuyện lạ đời chưa từng thấy nhưng chính Tràng cũng không khỏi có lúc cứ lúng ta lúng túng khi đi bên người đàn bà.
    + Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với ng*ười đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
    => KL đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động niềm khao khát tổ ấm gia đình , bất chấp cả cái đói và cái chết.
    - Khi dẫn thị vào nhà :
    + Hành động xăm xăm bước vào nhà dọn dẹp sơ qua và thanh minh về cảnh bừa bộn
    + Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà và thấy sợ vì: sợ đối diện với vợ mới, sợ vợ mới đổi ý vì hoàn cảnh, sợ mẹ không đồng ý
    + Gắt với mình một cách vô cớ, tự hỏi( dc)
    + Tâm trạng ngạc nhiên : " ra mình đã có vợ rồi ư"
    - khi thấy mẹ về Tràng vui sướng như một đứa trẻ
    - Đến cái buổi sáng đầu tiên khi có vợ:
    +Tràng thực sự thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn. Tràng cảm thấy "trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra" điều đó nói lên ngay giữa cái đói, cái chết, người lao động luôn khát khao hạnh phúc 1 mái ấm gia đình.
    + chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mời mẻ, khác lạ”. Trong những giờ phút có tính chất bước ngoặt ấy, con người ta bỗng thấy mình trưởng thành. Niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng đã gắn liền với ý thức về bổn phận, trách nhiệm: "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng," “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong long”, “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này” .-> Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” . Hành động và suy nghĩ ấy của Tràng vừa rất hiện thực, bình dị, vừa mang một ý nghĩa lãng mạn thiêng liêng -> Tâm lí Tràng phát triển theo chiều thẳng đứng phù hợp với tâm lí của một chú rể trẻ tuổi đang tràn trề hạnh phúc. -> NT diến tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh động tinh tế => Qua sự biến đổi tâm trạng thấy được vẻ đẹp tâm hồn tính cách nhân vật đó là tình thương niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai và thấy được tình cảm nhân đạo cuả nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ.
    C. Kết luận( HS tập viết)

    2. Bà cụ Tứ
    1.Hoàn cảnh sống
    - Bà cụ Tứ là người dân ngụ cư, nghèo khổ, góa bụa, ở vậy nuôi con, chịu nhiều đắng cay , cơ cực…
    - Phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp năm 1945….
    2. Vẻ đẹp nhân văn được thể hiện qua diễn biến tâm trạng
    * Khi Tràng dẫn vợ về nhà:
    - Thấy Tràng “reo lên như mọt đứa trẻ”, vồn vã khác thường khi thấy mẹ “lọng khọng” đi vào ngõ->, tâm trạng bà cụ Tứ cũng trở nên “phấp phỏng”: Có cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà. - Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Kim Lân đã khéo chọn ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng đầy ngạc nhiên của bà cụ: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con hình thế kia? Sao lai chảo mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”
    - Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa nhưng vẫn không nhận ra người nào.
    - Sự ngạc nhiên ấy còn được bộc lộ qua bước chân “lập cập” của bà lão.
    - Bà cụ Tứ càng ngạc nhiên hơn khi nghe thấy tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
    * Khi hiểu ra cơ sự:
    - khi nghe Tràng phân trần, cắt nghĩa, bà cụ mới hiểu. “Bà lão cúi đầu nín lặng”. Một sự im lặng chất chứa biết bao suy nghĩ. “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình."
    - Một nỗi tủi hờn , xót thương trào lên trong lòng bà cụ Tứ "Chao ôi, người ta dựng vợ gả ….Còn mình thì..."
    - Bà khóc " Trong kẽ mắt lèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt..."
    - Bà lo lắng "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.
    -> Ở đây, cần phải thấy cái tinh tế của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. Nếu như khi nhận rõ gia cảnh nhà Tràng, người đàn bà còn đủ sức nén một tiếng thở dài, thì bà cụ Tứ, khi đã thấu hiểu cơ sự của con đã không sao giấu nổi sự ngao ngán của mình. “Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đắm nhìn người đàn bà”.
    - Và từ chỗ xót xa cho đứa con trai, bà lão chuyển sang thương xót người đàn bà. Người mẹ nghèo, nhân hậu, giàu lòng vị tha, nhất mực nhạy cảm ấy đã thấu hiểu ngay cái cành ngộ của người phụ nữ xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ …..nào mà lo cho hết được?->. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật, lại một lần nữa, diễn tả chân thật và cảm động những suy nghĩ âm thầm của người mẹ
    - Sau khi khẽ dặng hắng một tiếng, bà lão ôn tồn, “nhẹ nhàng” nói với nàng dâu: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...” ngôn ngữ của bà lão nhẹ nhàng, cái nhìn của bà với nàng dâu đầy cảm thông-> tất cả xuất phát từ tình yêu thương con người của bà lão.-> Nghe lời nói ấy, “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi”. Lời nói ấy cũng trả lại danh dự nàng dâu cho người đàn bà là vợ nhặt.
    Sau khi tất cả những tình cảm xáo trộn trong lòng đã bắt đầu lắng xuống, bấy giờ bà lão mới chợt nhớ ra cái bổn phận mẹ chồng. Thế là bà lão bắt đầu nói với 2 vợ chồng đứa con, bà dặn dò các con “chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn”; với một niềm tin cố hữu “ai giầu ba họ, ai khó ba đời”, bà nghĩ xa đến lũ cháu của bà “có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.... Nếu để ý kĩ, ta thấy hình như có một phần nữa bà cụ đang nói với chính mình. Những khao khát, những ấp ủ tưởng như chẳng bao giờ có bây giờ bà cụ mới được dịp nói ra. điều này chứng tỏ bà là một bà mẹ chu toàn.-> niềm lạc quan hy vọng đổi đời
    - Tâm trạng bà cụ Tứ lẫn lộn buồn vui, lo lắng. Niềm vui của người mẹ nghèo khổ trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp. Nó trở nên héo hắt vì không sao thoắt ra khỏi nỗi ám ảnh của sự buồn tủi, xót thương. “Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài……. trước kia không?”.
    - Song nổi bật hơn cả vẫn là tấm lòng thương xót của bà cụ Tứ. Bà lão, nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ khác, bà cụ Tứ những mong con dâu mình hoà thuận: “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận…. u thương quá”. Bà cụ Tứ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ cháy xuống ròng ròng. Những giọt nước mắt xót xa, tủi nhục ấy, người vô tâm như Tràng làm sao có thể hiểu nổi.
    - Bà cụ Tứ thấy “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Cùng với nàng đâu, bà cụ xăm xắn thu dọn; quét tước nhà cửa. Một ý thức về bổn phận và trách nhiệm sâu sắc hơn nảy sinh ở tất cả các thành viên của gia đình: “Hình như ai nấy ….có cơ khấm khá hơn”. Người mẹ từng trải và nhân hậu ấy đã bằng mọi cách nhen nhóm một niềm vui, niêm hi vọng cho dâu con của mình. Bà cụ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sường về sau. Chính niềm vui, niềm tin vào cuộc sống ngày mai ấy đã hướng con người vào những hành động thiết thực để tạo đựng một cuộc sống tốt đẹp hơn( dẫn chứng).
    * Chi tiết bà lão nấu một nối cháo cám đợi đến giữa bữa ăn mới lễ mễ bưng ra cho thấy Bà muốn dành cho các con một điều bất ngờ. Bà vừa múc cháo cho các con bà vừa xuýt xoa khen ngon . Thế nhưng tất cả những cố gắng tội nghiệp ấy của bà lão cũng không làm cho bữa ăn vui. Nó vẫn diễn ra 1 cách đểnh đoảng, miếng cám chát xít trong cổ họng không sao nuốt trôi. Từ lúc ấy cả 3 người đều cúi gằm mặt xuống chẳng ai nhìn ai và cũng chẳng ai dám nói câu nào nữa bởi cả 3 đều không dám nói ra trước cái điều, cái nỗi lo mà cả mà cả 3 đều biết.
    => NT thể hiện tâm trạng chân thực, tinh tế
    KL :Bà cụ Tứ là hình ảnh điển hình về một người mẹ nghèo khổ nông dân Việt Nam với phẩm chất cao đẹp: thương con và giầu đức hy sinh, hiểu biết , lạc quan. Nhân vật mẹ Tứ thấm đượm tình cảm nhân đạo sâu xa vốn có trong truyền thống dân tộc. Và là một sáng tạo xuất sắc của KL. Khắc họa hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, KL đã sử dụng một ngòi bút trong sáng, chọn lọc để miêu tả tỷ mỉ, chân thực tấm lòng vừa trắc ẩn, vừa bao dung của một người mẹ nông thôn VN.
    3 Nhân vật Thị
    *Là 1cô gái tội nghiệp đáng thương: cái tên còn không có, nghèo khổ đến mức tiều tụy hình hài, làm nghề nhặt thóc rơi, gạo vãi ở cửa kho, theo không Tràng về vì 4 bát bánh đúc . Khi xuất hiện trước anh Tràng, cô ta chỉ như một cái bóng, với dáng người gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, chỉ có 2 con mắt, Người đàn bà chao chỏt chỏng lỏn là thế, khi lõm vào cỏi cảnh phải theo khụng Tràng vỡ 4 bỏt bánh đúc, trong lũng vừa tủi phận, vừa e thẹn, ngượng ngập.
    * Sự thay đổi sắc thái tâm trạng:
    - Trước cái vẻ phín phở, “tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” của tràng, cái vẻ e thẹn”, ngượng ngập của thị càng nổi bật hơn: “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặ”.
    - Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Cái dáng vẻ ấy của thị không giấu nổi những cặp mắt tò mò của xóm chợ. Người ta thấy “thị thẹn thẹn hay đáo để”.
    - Khi nhận thấy những người xung quanh đang nhìn dồn cả về phía mình, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Cả đến khi gặp bà cụ Tứ, thị vẫn còn e thẹn và khép nép-> Kim Lân đã miêu tã thật tinh tế và cảm động những bước chân ngượng ngập, e thẹn trên đường về nhà chồng, cái dáng điệu khép nép trước bà mẹ chồng của người vợ nhặt -> qua những chi tiết miêu tả này, đã chứng tỏ sự thấu hiểu tình cảnh tội nghiệp của người vợ nhặt. Hoàn cảnh tàn nhẫn xô đẩy chị có lúc thành ra kẻ cong cớn, trơ trẽn, trâng tráo, nhưng bản chất chị không phải là một người như vậy. Chị chưa mất đi cái e thẹn, ngượng ngập, tủi hổ khi bị rơi vào cảnh ngộ trớ trêu.
    - Người đàn bà theo không Tràng trước hết là để có một nơi nương tựa để khỏi chết đói . Chính vì thế nên khi đã nhìn thấy cái nhà “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, khi đã đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực “gầy lép” của thị “nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài”. Đã chấp nhận theo không một người xa lạ, xấu trai, ế vợ mà vẫn không sao tránh khỏi cái đói. Chị không tìm được sự no ấm nhưng người đàn bà đã tìm thấy sự đầm ấm của một gia đình đó cũng là niềm khao khát của chị khi quyết định về với Tràng.
    - Cái hạnh phúc ấy đã đem đến một sự đổi thay thật sự trong tính cách của người đàn bà, đến nỗi làm cho Tràng phải ngạc nhiên: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh”
    * Là người chăm chỉ, chịu khó, có một niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng
    - Cô dậy sớm làm việc đúng như một người vợ hiền lành tần tảo (giặt quần áo, gánh nước, dọn vườn, quét sân, nấu cơm...”. => cô vợ nhặt xuất hiện đã làm cho nhà cửa lúp xúp tối om bỗng rộn ràng hẳn lên. - khi nghe mẹ chồng sai đi dọn cơm, cô lẳng lặng đi vào bếp như một người thông thuộc từ lâu
    - Trước lời dặn dò khuyên nhủ của mẹ chồng, trước những hành động, lời nói của chồng, cô luôn luôn dịu dàng ngoan ngoãn đúng là một cô dâu mới,.
    - Cô không chỉ ngoan ngoãn, mà còn tỏ ra là người rộng rãi, hiểu biết (biết thắc mắc “ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à”, biết giải thích “ở trênThái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế...” Có thể cô chưa hiểu biết sâu sắc CM là gì, song chí ít cô cũng biết đó là dấu hiệu một cuộc vùng lên đòi công bằng, đòi giải thoát cho những người đói khổ.
    - cô đã đánh thức trong người chồng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và đặc biệt là cảm nhận mơ hồ về thành công của CM. -> Như vậy về mặt nào đó họ có nhiều điểm giống nhau, tâm đầu ý hợp. Họ đến với nhau tuy chưa phải bằng tình yêu, nhưng bằng tình thương, sự cảm thông chia sẻ và ít nhiều có cả sự liều lĩnh của tuổi trẻ.
    * NT: xây dựng tình huống truyện độc đáo , nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
    4. Giá trị hiện thực: (các ý chính cần đạt)
    - Bức tranh toàn cảnh về nạn đói:
    + Cảnh người đói từ NĐ, TB bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm sống khi nạn đói tràn đến. Tất cả đều " xanh xám như những. lều chợ"
    + Cái đói tràn đến xóm ngụ cư :đến từng gia đình, bủa vây đe dọa số phận con người, những âm thanh, mùi vị, màu sắc gợi lên sự ảm đạm thê lương của một cuộc sống đang gần kề cái chết.
    - Bức tranh về số phận của những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói
    + Xóm ngụ cư: Những khuôn mặt hốc hác, u tối trong cuộc sống đói khát "lũ trẻ con ngồi ủ rũ không buồn nhúc nhích"
    + Số phận bà cụ Tứ: Góa chồng, già nua, còm cõi, nghèo. (lấy d/c,ptích)
    + Số phận Tràng: Nghèo,hèn, ngụ cư, làm thuê nuôi sống gia đình. Lấy vợ lúc mình chưa nuôi nổi mình. Đêm tân hôn của anh đầy tiếng khóa hờ và mùi hắc của đống dấm khét lẹt.
    + Số phận của người "vợ nhặt": Là người nhưng đến cái tên riêng cũng không có, thân hình tiều tụy vì đói mà quên cả nhân phẩm, chỉ nghĩ đến cái ăn sao cho khỏi chết. => Tố cáo bọn thực dân phát xít.
    - Có một hiện thức tuy chưa rõ nét nhưng hiện ra cuối chuyện trong ý nghĩ của Tràng "cảnh những người nghèo đói to lắm" đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ của Tràng.
    5. Giá trị nhân đạo: : (các ý chính cần đạt)
    a. Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác của thực dân phát xít đối với nhân dân ta (lấy dẫn chứng + phân tích)
    b. Tác phẩm đi sâu vào khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người.
    - Những khao khát hạnh phúc của Tràng.
    - ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở người vợ nhặt.
    - ý thức vun đắp cho cuộc sống ở nhân vật bà cụ Tứ.
    - Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật (hình ảnh lá cờ)
    c. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá vào lòng nhân hậu của con người.
    - Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo, tình nghĩa và trách nhiệm.
    - Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà.
    - Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ, thương con rất mực, cảm thông với tình cảm của nàng dâu, trăn trở vầ bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm
    => giá trị nhân đạo của tác phẩm và niềm tin sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ, tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm củavăn học hiện thực trước cách mạng.



      Hôm nay: 6/5/2024, 22:51