FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

NOT THE BEST, BUT THE ONLY! --- KHÔNG TỐT NHẤT NHƯNG DUY NHẤT! --- XẤU MÀ LÀM CHUYỆN ĐỂ Ý!

Top posting users this week

No user

Latest topics

» ĐĨA NGHE CD
by huutho12 3/8/2015, 12:02

» Giáo trình môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
by huutho12 3/8/2015, 12:00

» Bài giảng Đường Lối CM ĐCSVN
by huutho12 3/8/2015, 11:56

» hahuelanhuong
by Khách viếng thăm 1/3/2015, 20:01

» Vật Lí Đại cương 1 Chương 1: Cơ-Nhiệt
by huutho12 27/3/2014, 19:15

» Toiec 1 DLU Đại học Lạc Hồng full mp3 và ebook
by huutho12 27/3/2014, 18:24

» Hiểu gì đây
by huutho12 20/12/2013, 11:43

» EM ĐỒNG Ý LẤY ANH CHỨ
by huutho12 20/12/2013, 11:29

» Văn 2013 Iu Zu
by huutho12 7/10/2013, 00:11

» Lời bài hát ANH GIỜ NƠI ĐÂY EM NƠI ĐÂU sáng tác :NGÔ HUY ĐỒNG
by huutho12 1/9/2013, 11:08

» Hãy cười lên, bạn nhé!
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 1) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 2) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 3) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» Tập sách: honey, I love you Bài: The Beauty of love Vẻ đẹp của tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» ¤ Đã quyết yêu nhau ...thì không bao giờ nản... ¤ Dù nhiều thứ ngăn cản ...vẫn cố gắng đến với nhau... ... Biết... ¤ Tim rất đau sau mỗi lần ... Giận dỗi... ¤ Vẫn... Hi vọng... ¤ Mưa gió qua rồi ... Nắng sẽ lại lên thôi !
by huutho12 1/9/2013, 11:04

» Love Songs (Tuyển Tập Những Tình Khúc Bất Hủ) ca sĩ V.A trình bày thuộc thể loại Âu, Mỹ
by huutho12 17/6/2013, 21:32

» Nhật kí của sinh viên FPT
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
by phuongay 25/5/2013, 12:39

Top posting users this month

No user

Most active topic starters


    BÀI 7: TÂY TIẾN (Quang Dũng)

    huutho12
    huutho12
    Admin


    Tổng số bài gửi : 745
    Đồng VN : 24148
    Cảm ơn : 2
    Join date : 22/05/2012
    Age : 29
    Đến từ : ĐỒNG NAI

    BÀI 7: TÂY TIẾN (Quang Dũng) Empty BÀI 7: TÂY TIẾN (Quang Dũng)

    Bài gửi  huutho12 28/9/2012, 18:19

    BÀI 7: TÂY TIẾN
    (Quang Dũng)
    I. Kiến thức cơ bản :
    Câu 1 : Anh(chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

    Gợi ý:
    - “Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN.
    Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng.
    - Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơnvị khác.
    - Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có tên “NHỚ TÂY TIẾN” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên “TÂY TIẾN” .
    Câu 2: Bố cục Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? Nêu ý chính mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?
    Gợi ý:
    - Bài thơ tự nó chia làm 4 đoạn, 3 đoạn chính và một đoạn kết-> bố cục tự nhiên, tuân theo dòng mạch cảm xúc gắn liền với những hồi ức và kỉ niệm sâu sắc trong nỗi nhớ về một thời TâyTiến. Mỗi đoạn là một khung cảnh, một thế giới nghệ thuật bởi nó gợi về những miền kí ức rất riêng trong cuộc đời hành quân chiến đấu của người chiến sĩ Tây Tiến năm xưa.
    + Đoạn l: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
    + Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
    + Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến.
    + Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
    - Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ được viết trong một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về Tây Tiến; những kí ức, những kØ niệm được tái hiện lại một cách tự nhiên, kí ức này gọi kí ức khác, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp nhau. Ngòi bút tinh tế và tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở nên sổng động và người đọc có cảm tưởng đang sống cùng với nhà thơ trong những hồi tưởng ấy.
    Câu 3: Có ý kiến cho rằng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có tính chất bi lụy. Em có đồng tình với ý kiến đó không ?
    Gợi ý:
    - Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng nói nhiều tới mất mát, hi sinh. Mặc dù vậy, bài thơ có phảng phất buồn, có bi th*ương nh*ưng vẫn không bi lụy.
    - Ngư*ời lính Tây Tiến tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Họ coi thư*ờng gian khổ, hiểm nguy, coi cái chết nhẹ tựa như* lông hồng. Người lính Tây Tiến bệnh tật đến nổi “tóc không mọc”, da “xanh màu lá” như*ng hình hài vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng vẫn toát lên vẻ đẹp “dữ oai hùm”. Vẻ đẹp của ng*ười lính Tây Tiến mang đậm tính chất bi tráng.
    II. Luyện tập
    Đề 1: Anh(chị) hãy phân tích Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
    Gợi ý:
    a, Mở Bài:
    - Giới thiệu khái quát về tác giả-> nhấn mạnh:là một nghệ sĩ đa tài, mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa- đặc biệt khi viết về người lính TT và xứ Đoài của mình.
    - Giới thiệu khái quát về Bài thơ (chú ý hoàn cảnh sáng tác, chủ đề).
    b, Thân Bài:
    b.1/ Đoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14)
    - Đoạn thơ đầu gồm 14 câu như* những th*ước phim quay chậm tái hiện địa bàn chiến đấu của ngư*ời lính Tây Tiến. Đó là thiên nhiên Tây Tiến, là những người lính Tây Tiến cùng những kỷ niệm ấm tình quân dân.
    + Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã
    -> Dòng sông ấy hiện lên trong bài thơ nh** một nhân vật, chứng kiến mọi gian khổ, nỗi buồn, niềm vui, mọi chiến công và mọi hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Sông Mã gắn liền với miền đất đã từng qua, những kỷ niệm từng trải của đoàn quân Tây Tiến.
    + Nhắc tới sông Mã cũng là nhắc tới núi rừng thiên nhiên Tây Bắc. Nhà thơ nhớ về những miền đất trong nỗi nhớ “chơi vơi”. “Chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có l*ượng, không ai cân đong đo đếm đ*ược nó lửng lơ mà đầy ắp ám ảnh tâm trí con ngư*ời, khiến con ngư*ời nh*ư sống trong cõi mộng. Chữ “chơi vơi” hiệp vần với chữ “ơi” ở câu thơ trên khiến cho lời thơ thêm vang vọng.
    + Trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở
    -> Tính chất “xa xôi” thể hiện ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, M*ường Hịch, Mai Chõu.
    -> Nghe tờn đất đó lạ và đó là những vùng sâu, vùng xa của các dân tộc ít ng*ười từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình
    - > những địa danh nêu trên cũng trở nên xa hơn khi nó gắn liền với hình ảnh “s*ương lấp”, “đoàn quân mỏi” hiện về “trong đêm hơi”.
    + Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” với điệp từ “dốc” gối lên nhau cộng với tính từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” làm sống dậy con đường hành quân hiểm trở, gập ghềnh, dài vô tận. Âm điệu câu thơ như* cũng khúc khuỷu như* bị cắt đoạn như* đư*ờng núi khúc khuỷu, có đoạn lên cao chót vót có đoạn xuống thăm thẳm. Con đư*ờng mà ng*ười lính Tây Tiến phải trải qua cao tới mức bóng ngư*ời in trên những cồn mây, đến mức “súng ngửi trời”
    -> Đây là cách nói thậm x*ưng thể hiện sự độc đáo của Quang Dũng; hình ảnh “Súng ngửi trời” hàm chứa một ý nghĩa khác- Đó là vẻ tinh nghịch, chất lính ngang tàng nh*ư thách thức cùng gian khổ của ngư*ời lính Tây Tiến.
    -> chất lãng mạn bay bổng của tâm hồn người lính Tây Tiến
    -> Câu thơ còn gợi cho ta cảm giác về độ cao, độ sâu không cùng của dốc. Ta bắt gặp ý thơ này ở câu thơ: “Ngàn th*ước lên cao, ngàn th*ước xuống”. Cả hai câu đều ngắt nhịp 4/4. Thực ra ý của câu sau điệp lại ý của câu tr*ước nh*ưng lối điệp vô cùng sáng tạo, khiến cho ngư*ời đọc khó phát hiện ra; ý thơ gấp khúc giữa hai chiều cao thăm thẳm, sâu vòi vọi, dốc tiếp dốc, vực tiếp vực nhấn mạnh địa bàn hoạt động của những ng*ười lính vô cùng khó khăn, hiểm trở, vư*ợt qua những khó khăn, hiểm trở đó đã là một kỳ tích của những ng*ười lính.
    Tổng hợp những chi tiết đã phân tích ở trên ta có đ*ược một phần chính về bức tranh của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang dại, hiểm trở mà đầy sức hút. Những câu thơ phần lớn là thanh trắc càng gợi cái trúc trắc, tạo cảm giác cho độc giả về hơi thở nặng nhọc, mệt mỏi của ng*ười lính trên đường hành quân.
    + Giữa những âm tiết toàn thanh trắc ấy chen vào câu thơ gần cuối đoạn thơ dài man mác toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông m*ưa xa khơi”.
    -> Đây chính là hình ảnh thơ mộng mà hoang dã về thiên nhiên Tây Tiến.
    -> Chất tài hoa của Quang Dũng đ*ược thể hiện khá trọn vẹn ở chỗ nhà thơ nhắc đến mư*a rừng mà tạo cảm giác đứng tr*ước biển lại ngêi lên vẻ đẹp của người lính chân đứng trên dốc cao đầu gội trong mư*a lớn.
    + Quang Dũng vụt nhớ đến hình ảnh những đồng đội, dù can tr*ường trong dãi dầu nh*ưng có khi gian khổ đã v*ượt quá sức chịu đựng khiến cho ng*ười lính đã gục ngã, nh*ưng gục ngã trên t*ư thế hành quân:
    “Anh bạn dãi dầu không b*ước nữa
    Gục trên súng mũ bỏ quên đời”
    ->Nói đến cái chết mà lời thơ cứ nhẹ như* không. Dường nh*ư ngư*ời lính Tây Tiến chỉ bỏ quên đời một lát rồi lại bừng tỉnh và b*ước tiếp.
    ->Nói về cái chết mà lời thơ không bi lụy- Đó cũng là một nét trong phong cách biểu hiện của nhà thơ Quang Dũng.
    + Vùng đất xa xôi hiểm trở với những nét dữ dội hoang dã:
    Chiều chiều oai linh thác gầm thét
    Đêm đêm M*ường Hịch cọp trêu ngư*ời
    -> Với những từ “oai linh”, “gầm thét” thác nư*ớc như* một sức mạnh thiêng liêng, đầy quyền uy, đầy đe dọa, và những con hổ đi lang thang hoành hành ngang dọc coi mình là chúa tể của núi rừng làm cho cảnh rừng núi thêm rùng rợn ghê sợ.
    + Đang nói đến cái rùng rợn bí hiểm của rừng già nhà thơ bỗng nhớ lại một kỷ niệm ấm áp tình quân dân:
    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
    -> Đoạn thơ ấm lại trong tình quân dân mặn nồng.
    -> Hai câu cuối gieo vào tâm hồn độc giả một cảm xúc ấm nóng. Cái ấm nóng của tình ng*ười. Đây chính là chất lãng mạn bay bổng của đoạn thơ và nó như* một nét vẽ tư*ơi sáng của bức tranh.
    * Tóm lại:
    Đoạn thơ là sự phối kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn.
    b.2/ Đoạn 2: (8 câu tiếp)
    - Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của miền Tây-> vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây.: cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
    4 câu đầu:
    + Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo:
    Doành trại bừng lên hội đuốc hoa .
    Kìa em xiêm áo tự bao giờ
    Khèn lên man điệu nàng e ấp
    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
    Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực.
    Hai chữ “kìa em” thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên,vừa mê say, vui sướng. Nhân vật trung tâm, linh hồn của đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng miền Tây bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa e thẹn, vừa tình tứ (“nàng e ấp”) trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ (“man điệu”) đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến.
    4 câu sau:
    Nếu cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say, ngây ngất, thì cảnh sông nước miền Tây lại gợi lên được cảm giác mênh mang, mờ ảo:
    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
    Có nhớ dáng người trên độc mộc
    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
    \ Không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử.
    \ Trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của một cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc.
    \ Và như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ.
    => Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng không tả mà chỉ gợi cảnh vật thiên nhiên xứ sở qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây (“có thấy hồn lau nẻo bến bờ”). Ông không chỉ làm hiển hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.
    * Tãm lại:
    Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào thế giới của cải đẹp, thế giới của cõi mơ, của âm nhạc (4).
    - Bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tân hồn ngây ngất, say mê của những người lính Tây Tiến.
    - Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt. Với ý nghĩa đó, Xuân Diệu có lí khi cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm tưởng như ngậm âm nhạc trong miệng.
    b.3/ Đoạn 3: (8 c©u tiÕp)

    Bằng cảm hứng lãng mạn, trên cái nền của thiên nhiên, hình tượng người lính xuất hiện với vẻ đẹp đậm chất bi tráng:
    - 4 câu đầu:
    + 2 câu đầu: người lính TT hiện lên đường hoàng: ngoại hình tiều tuỵ vì bệnh tật và thiếu thốn nhưng sức mạnh tinh thần kì diệu” dữ oai hùm”.
    -> sử dụng thủ pháp đối lập.
    + 2 câu tiếp: Bằng thủ pháp tương phản-> người lính TT: oai phong, dữ dằn, lẫm liệt qua ánh mắt giận dữ “ mắt...mộng”-> Chứng tỏ họ là những trái tim rạo rực khao khát yêu đương “ Đêm ...thơm”.
    => Dựng tượng đài tập thể những người lính TT với dáng vẻ và tâm hồn.
    - 4 câu sau:
    + 2 câu đầu: cái chết của người chiến sĩ ở chiến trường biên giới xa xôi với những nấm mồ cô đơn nơi hoang vu, qua thủ pháp đối lập tương phản làm nổi bật triết lí sống: họ quyết tâm ra đi chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cả tuổi xuân của mình-> được giảm nhẹ đi nhờ những yếu tố Hán Việt và lí tưởng xả thân vì Tổ Quốc.
    + 2 câu tiếp: Sự thật bi thảm- người lính TT gục ngã không có cả đến mảnh chiếu che thân; qua cái nhìn của QD được bọc tấm áo bào sang trọng-> được vợi đi nhờ cách nói giảm và bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của S.Mã.
    => Không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng.
    - Giọng điệu: trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
    b.4 Bốn câu kết:
    - Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ, một lần nữa, tô đậm thêm không khí chung của một thời Tây Tiến, tinh thần chung của những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng:
    Tây Tiến người đi không hẹn ước
    ..........................................về xuôi.
    -> Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả, đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt vời những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại.
    Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.
    - Bốn câu thơ kết thúc đ*ược viết như* những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.
    - Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đư*ờng hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý t*ưởng đến cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đ*ường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm h*ửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
    c, Kết Bài:

    III. Câu hỏi tham khảo:

    1, Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ trong Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.
    .................................................. ....
    .................................................. ...
    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
    2, Cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ trong Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
    Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
    .................................................. ....
    .................................................. .....
    Sông Mã dầm lên khúc độc hành.

    Gợi ý
    1. Đoạn 2: Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên: ( Các ý chính cần đạt)
    - Nhớ những đêm liên hoan văn nghệ ấm áp tình quân dân:“Doanh trại bừng lên hội đuố.... Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
    + Cụm từ “Bừng lên hội đuốc hoa => gợi lên cảnh doanh trại sáng bừng bởi ánh đuốc, tưng bừng bởi tiếng nhạc, khèn, điệu múa.
    + Hai chữ “Kìa em”=> diễn tả sự sung sướng, ngạc nhiên của các chàng trai Tây Tiến
    + Bức tranh đầy âm thanh, màu sắc:
    \ Những cô gái miền Tây bất ngờ xuất hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy.
    \ Dáng vẻ dịu dàng, tình tứ trong điệu múa hòa cùng tiếng nhạc
    =>Tất cả đã thu hút hồn vía của các chiến sĩ.
    - Cảnh sông nước mênh mang, mờ ảo:“Người đi Châu Mộc chiều.... lũ hoa đong đưa”
    + Âm điệu : Nhịp nhàng, trữ tình, thiết tha => gợi kỷ niệm êm đềm.
    + Những từ ngữ “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”
    => vẽ lại cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng lặng như thời tiền sử
    + Nổi bật trên dòng sông huyền thoại, dòng sông cổ tích ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của những cô giái người Thái trên chiếc thuyền độc mộc.
    + Như hoà hợp với con người, những cánh hoa rừng cũng “đong đưa”, làm duyên trên dòng nước lũ.
    => Chất thơ và chất nhạc hoà quyện: không chỉ làm hiện lên vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cảnh và người hòa hợp, cái hồn thiêng liêng của cảnh vật.
    2. Đoạn 3: Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến : ( Các ý chính cần đạt)
    - Hình tượng người lính Tây Tiến xuất hiện với một vẻ đẹp đậm chất bi tráng:
    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc............ kiều thơm”
    + Hình ảnh chọc lọc: “không mọc tóc” => gợi ra sự thật nghiệt ngã nhưng đậm chất ngang tàng của người lính Tây Tiến.
    + Hình ảnh “Quân xanh màu lá” => gợi lên dáng vẻ xanh xao tiều tuỵ vì sốt rét, vì sốt rét nhưng vẫn toát lên dáng vẻ oai như những con hổ chốn rừng thiêng, làm nổi bật tính cách dũng cảm của người lính.
    + Sự oai phong lẫm liệt còn được thể hiện qua ánh mắt “Mắt trừng”: ánh mắt dữ dội, rực cháy căm hờn, mang mộng ước giết kẻ thù.
    + Nét đẹp lãng mạn trong tâm hồn người lính TT:“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
    => Từ ngữ trang trọng khi nói về vẻ đẹp các cô gái Hà Nội: bên trong cái dáng vẻ oai hùng, dữ dằn là trái tim, là tâm hồn khao khát yêu đương
    +Vẻ đẹp về sự hi sinh của người lính Tây Tiến:
    Rải rác biên cương mồ...... độc hành”
    Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng “biên cương, mồ viễn xứ” => Tạo không khí trang trọng, âm hưởng bi hùng làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, hoang vu.
    + Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách người lính:“Chiến trường đi tiếc đời xanh” -> Lí tưởng anh hùng lãng mạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết tâm hiến dâng sự sống cho đất nước.
    + “Áo bào thay chiếu anh về đất,...... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
    \ Từ ngữ ước lệ “Áo bào” => gợi lên vẻ đẹp bi tráng của sự hi sinh: nhìn cái chết của đồng đội giữa chiến trường thành sự hi sinh rất sang trọng của người anh hùng chiến trận.
    \ Biện pháp nói giảm: “anh về đất” => làm vơi đi sự bi thương khi nói về cái chết của người lính Tây Tiến.
    \ Biện pháp cường điệu:Sông Mã gầm lên khúc độc hành=> Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc hùng tráng đưa tiễn người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ra đi trong khúc nhạc vĩnh hằng
    => Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là tính cách hào hoa lãng mạn – Những con người đã làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời.


      Hôm nay: 7/5/2024, 14:29