FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
FORUM12A1 TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

NOT THE BEST, BUT THE ONLY! --- KHÔNG TỐT NHẤT NHƯNG DUY NHẤT! --- XẤU MÀ LÀM CHUYỆN ĐỂ Ý!

Top posting users this week

No user

Latest topics

» ĐĨA NGHE CD
by huutho12 3/8/2015, 12:02

» Giáo trình môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
by huutho12 3/8/2015, 12:00

» Bài giảng Đường Lối CM ĐCSVN
by huutho12 3/8/2015, 11:56

» hahuelanhuong
by Khách viếng thăm 1/3/2015, 20:01

» Vật Lí Đại cương 1 Chương 1: Cơ-Nhiệt
by huutho12 27/3/2014, 19:15

» Toiec 1 DLU Đại học Lạc Hồng full mp3 và ebook
by huutho12 27/3/2014, 18:24

» Hiểu gì đây
by huutho12 20/12/2013, 11:43

» EM ĐỒNG Ý LẤY ANH CHỨ
by huutho12 20/12/2013, 11:29

» Văn 2013 Iu Zu
by huutho12 7/10/2013, 00:11

» Lời bài hát ANH GIỜ NƠI ĐÂY EM NƠI ĐÂU sáng tác :NGÔ HUY ĐỒNG
by huutho12 1/9/2013, 11:08

» Hãy cười lên, bạn nhé!
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 1) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 2) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:07

» Tập sách: honey, I love you Bài: Love (Phần 3) Tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» Tập sách: honey, I love you Bài: The Beauty of love Vẻ đẹp của tình yêu
by huutho12 1/9/2013, 11:06

» ¤ Đã quyết yêu nhau ...thì không bao giờ nản... ¤ Dù nhiều thứ ngăn cản ...vẫn cố gắng đến với nhau... ... Biết... ¤ Tim rất đau sau mỗi lần ... Giận dỗi... ¤ Vẫn... Hi vọng... ¤ Mưa gió qua rồi ... Nắng sẽ lại lên thôi !
by huutho12 1/9/2013, 11:04

» Love Songs (Tuyển Tập Những Tình Khúc Bất Hủ) ca sĩ V.A trình bày thuộc thể loại Âu, Mỹ
by huutho12 17/6/2013, 21:32

» Nhật kí của sinh viên FPT
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn.
by phuongay 25/5/2013, 12:40

» Tái phạm xác định chỉ tiêu, có thể hủy công nhận hiệu trưởng
by phuongay 25/5/2013, 12:39

Top posting users this month

No user

Most active topic starters


    BÀI 9: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm)

    huutho12
    huutho12
    Admin


    Tổng số bài gửi : 745
    Đồng VN : 24808
    Cảm ơn : 2
    Join date : 22/05/2012
    Age : 29
    Đến từ : ĐỒNG NAI

    BÀI 9: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm) Empty BÀI 9: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm)

    Bài gửi  huutho12 28/9/2012, 18:18

    BÀI 9: ĐẤT NƯỚC
    ( Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
    Nguyễn Khoa Điềm
    I. Kiến thức cơ bản
    1.Trình bày những nét khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
    - Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
    - Năm1955, ông ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
    - Năm 1964, tốt nghiệp Đại học khoa Văn, hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố Huế.
    - Sau 1975, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục hoạt động chính trị và nghệ thuật ở Thừa Thiên- Huế. Ông từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ của Đảng.
    - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô ( Thơ, 1972), Mặt đường khát vọng( Trường ca 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm( Thơ, 1986)...
    - Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận.
    - Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
    2. Trình bày những hiểu biết cơ bản của em về đoạn trích “Đất nước”- Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn khoa Điềm?
    - Ra đời 1971 trên chiến tr**êng Bình Trị Thiên khói lửa, vµ in lÇn ®Çu n¨m 1974, Trư*ờng ca Mặt đường khát vọng đã thành công nhiệm vụ thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lư*ợc của đế quốc Mĩ, hư*ớng về nhân dân đất nư*ớc, ý thức đ*ược sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đư*ờng đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
    - Đoạn trích “Đất n*ước” thuéc chư*ơng V của bản tr*ường ca. Đây là ch*¬ng hay nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư* t*ưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất n*ước là của nhân dân.
    3. Vì sao có thể nói tư tư*ởng “Đất n*ước của nhân dân” đã qui tụ mọi cách nhìn và đ*ưa đến những phát hiện độc đáo của tác giả về đất nư*ớc ?
    - Đất nư*ớc đ*ược cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú:
    + Tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nư*ớc với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con ngư*ời bình dị:
    Những ngư*ời vợ nhớ chồng góp cho đất n*ước những núi Vọng phu
    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái...
    Ngư*ời học trò nghèo góp cho đất nư*ớc mình núi Bút non Nghiên.
    + Nhìn vào thiên nhiên đất n*ước, nhà thơ đã “đọc” đ*ược tâm hồn, những *ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con ng*ười. Từ đó tác giả cảm nhận đ*ược một chân lí hiển nhiên và sâu xa:
    Ôi đất n*ước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy,
    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
    + Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nư*ớc và giữ nư*ớc của dân tộc tác giả nhắc đến vô vàn những con ngư*ời bình th*ường, vô danh, những ng*ười:
    “Không ai nhớ mặt đặt tên
    Nh**ng họ đó làm ra Đất N*ước”.
    - Đất nư*ớc còn đư*ợc cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm t×m về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian.
    + Nhân dân là ngư*ời sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất vµ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”.
    + Vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã đư*ợc kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất nước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất n*ước của nhân dân”.
    4. Đoạn thơ có sử dụng nhiều chất liệu của văn học dân gian. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu dân gian của tác giả?
    Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư*a nhất của dân tộc ta như* Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V**¬ng đến truyện cổ tích nh** Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư*ớc:
    Ví dụ: +“Cha mẹ th*ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:
    Tay bư*ng chén muối đĩa gừng
    Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
    + “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:
    “Yêu em từ thuở trong nôi
    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”
    +“Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội” đư*ợc rút từ câu ca dao:
    Cầm vàng mà lội qua sông

    Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
    -> Chất liệu văn học dân gian đã đ*ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th**ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để ta vào câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư*ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa ®*a ngư*ời đọc nhập cả vào môi tr*ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ*ược sự đánh giá, cảm nhận đ**îc ph¸t hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.
    5. Hãy phát biểu ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước thông qua đoạn thơ sau:
    “ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
    Phải biết gắn bó và san sẻ
    Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
    Làm nên Đất Nước muôn đời...”
    ( Đất Nước- Trích Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)
    - Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện một chân lí giản dị mà s©u sắc về đất nư*ớc. Đất n*ước không chỉ là một khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, trong sự sống mỗi ng*ười. Đất nư*ớc trở nên hết sức thiêng liêng mà gần gũi với mỗi ngư*ời. Chân lí ấy một lần nữa được tác giả nhắc lại nh*ư lời nhắn nhủ tha thiết “Em ơi em, đất nư*ớc là máu x*ương của mình”. Từ đó dẫn đến lời nhắc nhở về trách nhiệm thiêng liêng của mỗi ngư*ời với đất nư*ớc. Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở:
    “Phải biết gắn bó và san sẻ
    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
    Làm nên đất nư*ớc muôn đời”.
    - Rút ra Bài học liên hệ thực tế đối với bản thân.
    II. Luyện tập
    Đề 1: Hãy phân tích đoạn trích Đất Nước ( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
    Gợi ý dàn
    A- Mở Bài
    Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vị trí của đoạn trích.
    B. Thân Bài
    I. Phần một.( Từ đầu-> Làm nên đất nước muôn đời).
    1. Cảm nhận về sự sinh thành và trường tồn của đất nước.
    - Đất nước có từ trước khi ta ra đời “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, một cách nói không xác định. Sự thật thì cũng khó xác định và lí giải về sự ra đời của đất nước. chỉ nhận biết nó qua những câu chuyện kể và chắc là từ ngày đó “ đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.
    - Đất nước lớn lên bằng sự nghiệp chiến đấu, hi sinh, bảo vệ bờ cõi, biên cương: “ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc” và sự lao động cần cù lam lũ của con người “ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    - Đất nước cũng là nơi chứa đựng những tâm hồn người Việt sâu nặng nghĩa tình “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
    2. Cảm nhận Đất nước từ nhiều phương diện khác nhau.
    - Đất nước, trước hết được cảm nhận từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất và cũng bình dị nhất trong đời sống tinh thần của con người: gắn với những câu chuyện cổ tích, với trầu cau, với sự lam lũ và tần tảo, với tình nghĩa thuỷ chung như gừng cay muối mặn của cha, của mẹ...
    - Đất Nước còn được cảm nhận từ phương diện địa lí. Đất Nước là Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”, tức là núi non, sông nước.
    - Và cảm nhận từ phương diện lịch sử gắn với những huyền thoại về LạcLong Quân và Âu Cơ, về đất Tổ Hùng Vương “ Lạc Long Quân và âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng” ( Cội nguồn của người Việt)... Tất cả gợi lên một thời gian đằng đẵng, một không gian mênh mông của lịch sử truyền thống.
    - Đất Nước cũng được cảm nhận như là sự thống nhất giữa các yếu tố lịch sử, địa lí qua các khía cạnh văn hoá, phong tục, truyền thống( mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa hế hệ này với thế hệ khác).
    - Tác giả sử dụng các yếu tố của ca dao- dân ca, thần thoại một cách đầy sáng tạo và giọng điệu linh hoạt uyển chuyển dã dựng nên hình tượng đất nước vừa gần gũi, vừa mới mẻ đối với con người Việt Nam.
    3. Những lời nhắn nhủ đối với thế hệ trẻ Việt Nam.
    - Thông qua sự cảm nhận Đất nước từ nhiều phương diện. Hình tượng đất nước hiện lên khá toàn diện, vừa là cái chung của dân tộc, vừa là cái riêng của mỗi người. Từ đấy tạo dựng được sự nối tiếp của các thế hệ khác nhau:
    “ Và ở đâu trên khắp ruộng dồng gò bãi
    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
    Ôi Đất Nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”.
    Và: “Khi hai đứa cầm tay
    Đất nước trong chún ta hài hoà nồng thắm
    Khi chúng ta cầm tay mọi người
    Đất nước vẹn tròn to lớn...”
    - Kết thúc phần này là đoạn thơ:
    “ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
    .......
    Làm nên Đất Nước muôn đời” .
    Đoạn thơ là lời thủ thỉ tâm tình với “em” mang tính chất riêng tư nhưng đồng thời cũng là lời nhắn nhủ chân thành đối với thế hệ trẻ: Đó là trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc.
    II. Phần hai: ( phần còn lại)- Sự tiếp tục triển khai sự cảm nhận về đất nước ở phần một và tập trung làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân.
    - Tác giả nhấn mạnh quan niệm Đất Nước của Nhân dân. Thực ra, đây cũng là tư tưởng cốt lõi của cả đoạn trích, nhưng ở phần sau thì được triển khai trên hai hướng vừa khơi sâu, vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới.
    - Nguyễn Khoa Điềm cã sù phát hiện thú vị và độc đáo về đất nước trên các phương diện: địa lí, văn hoá, phong tục,... muôn vàn những vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh. Đây là lí do vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh:
    Có biết bao người con gái, con trai
    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
    Họ đã sống và chết
    Giản dị và bình tâm
    Không ai nhớ mặt đặt tên .
    Nhưng họ đã làm ra đất nước
    Tóm lại, đoạn thơ là cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử - địa lí - văn hoá...
    Với cái nhìn giàu suy tư, tư tưởng đất nước của nhân dân, do nhân dânlàm ra được tô đậm vµ biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha. Nghệ thuật sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn học dân gian đem vào câu thơ hiện đại làm tăng thêm sức hấp dẫn của đoạn thơ.

    III.Kết Bài(hstl)


    Đề 2: Phân tích đoạn thơ:
    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
    ...
    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
    Đất Nước có từ ngày đó...
    ( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm.
    Gợi ý:
    Khẳng định 10 câu thơ đầu của đoạn trích là sự cảm nhận và lí giải của tác giả về Đất Nước theo phương diện lịch sử- văn hoá.
    1. Đất Nước được cảm nhận gắn với một nền văn hoá lâu đời của dân tộc.
    - Gắn với những câu chuyện cổ tích, với ca dao...
    - Gắn với truyền thống văn hoá, phong tục của người Việt( miếng trầu bà ăn,búi ttóc sau đầu).
    2. Đất Nước lớn lên đau thương vất vả cùng với những cuộc trường chinh của con người.
    - Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
    - Những lam lũ, gian nan của cha mẹ.
    3. Đất nước gắn với những con người sống ân nghĩa, thuỷ chung.
    4. Đoạn thơ đậm chất liệu văn hoá dân gian. Cùng với những hình ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của lịch sử và văn hoá gắn với những thăng trầm của dân tộc.
    Giọng điệu chung của đoạn thơ là giọng tâm tình tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm.
    Đề 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương Đất Nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
    Gợi ý phần thân Bài
    Bài viết chú ý làm nổi bật những cảm xúc, ấn tượng riêng của bản thân về vẻ đẹp của hình tượng đất nước. Trong đó cần làm nổi bật các ý sau:
    - Vẻ đẹp theo chiều dài thời gian; chiều rộng của không gian; chiều sâu của bề dày văn hoá, của sự gắn bó thiêng liêng và máu thịt...( Dẫn chứng bằng các câu thơ minh hoạ).
    - Vẻ đẹp gắn với những phong cảnh quê hương bình dị mà quen thuộc. Đó là hiện thân của dáng hình, lối sống, khát vọng của nhân dân.
    - Vẻ đẹp bao trumg hình tượng Đất Nước chính là vẻ đẹp hình tượng Đất Nước Nhân Dân làm nên gương mặt giản dị thân thương mà sâu sắc.
    - Vẻ đẹp gắn với truyền thống yêu nước, gắn với những chiến công hiển hách, những hi sinh thầm lặng nhưng vĩ đại của biết bao thế hệ người dân.
    - Tác giả đã sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian, giọng điệu mượt mà sâu lắng làm cho hình ảnh Đất Nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng.


      Hôm nay: 17/9/2024, 03:01